Trần Trí Dũng Kiến Thức Quản Trị
  • Login
  • Trang chủ
  • Chương trình
  • Tin tức
  • Liên hệ
Subscribe
Trần Trí Dũng Kiến Thức Quản Trị
  • Trang chủ
  • Chương trình
  • Tin tức
  • Liên hệ
No Result
View All Result
Trần Trí Dũng Kiến Thức Quản Trị
No Result
View All Result
Home Kiến thức quản trị

Tiêu chuẩn RAS là gì? Chứng nhận RAS là gì?

by trantridung.com
22 April, 2024
in Kiến thức quản trị
0
Tiêu chuẩn RAS là gì? Chứng nhận RAS là gì?
152
SHARES
1.9k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Tiêu chuẩn RAS là gì? Chứng nhận RAS là gì?

Tiêu chuẩn RAS là gì? Chứng nhận RAS là gì? Các nhà lãnh đạo lĩnh vực chăn nuôi cừu Alpaca hãy cùng Trần Dũng tìm hiểu kiến thức quan trọng nhé!

Tiêu chuẩn Alpaca Có trách nhiệm (Responsible Alpaca Standard) là một bộ tiêu chuẩn được thiết lập nhằm đảm bảo chuẩn mực và phát triển bền vững trong ngành chăn nuôi cừu Alpaca, đặc biệt là trong việc sản xuất sợi len từ loài cừu này. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về tiêu chuẩn và chứng nhận RAS.

1. Tiêu chuẩn RAS là gì?

Tiêu chuẩn RAS là Tiêu chuẩn Alpaca Có trách nhiệm (Responsible Alpaca Standard). Đây là tiêu chuẩn Quốc tế, mang tính tự nguyện, do Tổ chức Textile Exchange xây dựng và ban hành lần đầu tiên vào ngày 20/04/2021. Tiêu chuẩn RAS đặt ra các yêu cầu nhằm đảm bảo phúc lợi của loài lạc đà Alpaca được sử dụng trong sản xuất len Alpaca. Tiêu chuẩn này được phát triển nhằm mục đích bảo vệ các hoạt động nông nghiệp bền vững trong chuỗi hành trình sản xuất nguyên liệu len Alpaca từ trang trại được chứng nhận cho tới sản phẩm cuối cùng.

► Mục đích của Tiêu chuẩn RAS

Tiêu chuẩn RAS ung cấp cho ngành một công cụ để nhận biết các phương pháp canh tác tốt nhất.

Chứng nhận RAS đảm bảo rằng len Alpaca đến từ các trang trại áp dụng cách tiếp cận tiến bộ trong quản lý đất đai và tôn trọng 5 quyền tự do về phúc lợi động vật. 5 quyền về phúc lợi động vật bao gồm:

  • Không bị đói khát.
  • Không bị khó chịu cả về thể chất và tinh thần.
  • Không bị đau đớn, tổn thương hoặc bệnh tật
  • Không bị sợ hãi và lo lắng
  • Tự do thể hiện các hành vi bản năng

RAS đảm bảo chuỗi hành trình sản phẩm chặt chẽ đối với các nguyên liệu được chứng nhận khi chúng di chuyển dọc theo chuỗi cung ứng.

► Các phần chính trong Tiêu chuẩn RAS

Tiêu chuẩn RAS gồm các phần sau:

Thông tin chung

  • Người giới thiệu
  • Mức độ yêu cầu

Nguyên tắc chứng nhận RAS

  • Phạm vi
  • Yêu cầu bồi thường
  • Giấy chứng nhận trang trại
  • Chứng nhận giết mổ (Tùy chọn)
  • Chứng nhận chuỗi cung ứng

Tiêu chí phúc lợi động vật

  • Dinh dưỡng
  • Môi trường sống
  • Quản lý động vật
  • Xử lý vận chuyển
  • Quản lý, kế hoạch và thủ tục

Tiêu chí quản lý đất đai

  • Đất
  • Đa dạng sinh học và nước
  • Phân bón
  • Thuốc trừ sâu

Tiêu chí phúc lợi xã hội

  • Thực hành thuê mướn người lao động
  • Lao động trẻ em
  • Điều kiện và hành vi làm việc
  • Tự do hiệp hội và thương lượng tập thể
  • Tiền lương và phúc lợi
  • Cộng đồng
  • Sức khỏe và sự an toàn

Chứng nhận nhóm trang trại và nhóm nông dân cấp xã

  • Chứng nhận đủ điều kiện cho nhóm trang trại và nông dân cấp xã
  • Yêu cầu về hệ thống kiểm soát nội bộ
  • Yêu cầu đối với thành viên nhóm
  • Kiểm tra thành viên
  • Thêm và xóa thành viên

Quy trình giám sát nguồn gốc

  • Tiêu chí về quy trình giám sát nguồn gốc và trang trại
  • Tiêu chí quy trình giám sát nguồn gốc

Phụ lục A – Định nghĩa

Phụ lục B – Đánh giá rủi ro

Phụ lục C – Mô-đun địa điểm giết mổ (Tùy chọn)

  • Quản lý và đào tạo
  • Động vật bị thương vong
  • Xử lý
  • Thiết bị giết mổ
  • Phương pháp giết mổ
  • Chuỗi cung ứng

Phụ lục D – Hướng dẫn vận chuyển

  • Trách nhiệm, năng lực và tay nghề
  • Tài liệu
  • Sự khỏe khoắn khi di chuyển
  • Tách biệt
  • Chuẩn bị cho Vận chuyển
  • Phương tiện vận chuyển và phương tiện chăn nuôi
  • Tải và dỡ hàng
  • Khoảng trống được đề xuất cho phép
  • Thời gian hành trình, thức ăn, nước uống và nghỉ ngơi
  • Theo dõi và ghi chép

PETA Urges Retailers to Drop Alpaca Fleece; Textile Exchange Responds

2. Chứng nhận RAS là gì?

Chứng nhận RAS (RAS certification) là hoạt động kiểm tra, đánh giá và cấp chứng chỉ do tổ chức chứng nhận RAS có thẩm quyền (CBs) thực hiện nhằm đánh giá sự phù hợp của việc tuân thủ Tiêu chuẩn Alpaca Có trách nhiệm. Chứng chỉ RAS hay Giấy chứng nhận RAS (RAS certificate) được cấp sau khi Doanh nghiệp chứng minh được sự tuân thủ với các yêu cầu của RAS.

Chứng chỉ RAS” hay “Giấy chứng nhận RAS” (RAS certificate) được coi như bằng chứng chứng minh doanh nghiệp đã tuân thủ các yêu cầu sản xuất các sản phẩm Alpaca có trách nhiệm đạt yêu cầu của tiêu chuẩn RAS.

Giấy chứng nhận RAS chia thành 2 loại:

  • Giấy chứng nhận phạm vi hoạt động (SC – Scope Certificate): Chứng chỉ phạm vi SC được trao cho các nhà cung cấp đáp ứng tất cả các tiêu chí để được phép sản xuất hàng hóa RAS.
  • Giấy chứng nhận giao dịch (TC – Transaction Certificates): Chứng chỉ giao dịch TC được cấp cho (các) lô hàng hóa đáp ứng tất cả các tiêu chí của sản phẩm RAS, bao gồm TC đơn và TC nhiều lô hàng.

Responsible Alpaca Standard (RAS) 2022

3. Đối tượng của chứng nhận RS

Tiêu chuẩn RAS áp dụng cho các sản phẩm có chứa ít nhất 5% RAS Alpaca. Được tính theo phần trăm nguyên liệu. Tiêu chuẩn RAS cũng có thể áp dụng cho các sản phẩm phụ của quá trình chế biến Alpaca. Trong đó 100% sản phẩm phụ của quá trình chế biến Alpaca đến từ Alpaca RAS.

Tiêu chuẩn này cũng có thể áp dụng cho các sản phẩm giết mổ không phải là thực phẩm. Không được phép sử dụng biểu tượng RAS. Mặc dù cho phép các tuyên bố bằng văn bản về nguồn gốc của các sản phẩm phụ.

Lưu ý: Alpaca tái chế không đủ điều kiện để được chứng nhận.

Các tổ chức, doanh nghiệp thuộc chuỗi cung ứng Alpaca đảm bảo quyền lợi của loài lạc đà Alpaca đều có thể chứng nhận RAS, không phân biệt quy mô, vị trí địa lý. Cụ thể, đó có thể là:

  • Trang trại nuôi lạc đà Alpaca
  • Cơ sở giết mổ lạc đà Alpaca
  • Đơn vị thu gom và xử lý lông lạc đà Alpaca
  • Doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc và các sản phẩm từ lông lạc đà Alpaca

4. Lợi ích khi doanh nghiệp đạt chứng chỉ RAS

Việc sở hữu giấy chứng nhận RAS giúp các Doanh nghiệp:

  • Tuân thủ pháp luật quốc gia và Quốc tế về Quyền lợi động vật
  • Kiểm soát chuỗi cung ứng sản phẩm Alpaca hiệu quả
  • Xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm Alpaca
  • Minh bạch thông tin sản phẩm
  • Được khách hàng yêu mến
  • Cải thiện khả năng cạnh tranh của sản phẩm
  • Là cam kết của doanh nghiệp trong việc kinh doanh có đạo đức và trách nhiệm
  • Xóa bỏ rào cản xuất khẩu hàng hóa sang các khu vực như: Châu Âu, Mỹ, Anh….

5. Quy trình chứng nhận RAS

► Bước 1: Đăng ký chứng nhận RAS

Doanh nghiệp khai báo các thông tin theo yêu cầu của Tổ chức chứng nhận RAS để đăng ký chứng nhận.

► Bước 2: Xem xét hợp đồng & Chuẩn bị đánh giá

Doanh nghiệp ký kết hợp đồng xác nhận việc đồng ý đánh giá chứng nhận RAS với tổ chức chứng nhận và chuẩn bị cho đánh giá chính thức.

► Bước 3: Thẩm xét hồ sơ, tài liệu, quy trình RAS

Tổ chức chứng nhận thẩm xét hồ sơ, tài liệu, quy trình liên quan tới việc sản xuất sản phẩm từ lông vũ, lông tơ theo RAS của doanh nghiệp.

► Bước 4: Đánh giá hiện trường

Tổ chức chứng nhận đánh giá thực tế cơ sở sản xuất, trong đó tiến hành các cuộc phỏng vấn và xem xét hiện trường của doanh nghiệp.

► Bước 5: Sử dụng các tuyên bố và logo để nâng cao nhận thức Hành động khắc phục

Doanh nghiệp phải tiến hành hành động khắc phục trong thời gian quy định và báo cáo lại cho Tổ chức chứng nhận RAS để sửa chữa những điểm chưa tuân thủ (nếu có).

► Bước 6: Cấp chứng chỉ RAS

Tổ chức chứng nhận cấp chứng chỉ RAS có hiệu lực trong vòng 01 (một) năm cho doanh nghiệp sau khi kiểm tra chắc chắn rằng doanh nghiệp đã hoàn thành các khắc phục theo yêu cầu.

► Bước 7: Tái chứng nhận RAS

Doanh nghiệp tái đánh giá chứng nhận RAS sau 01 năm khi chứng chỉ hết hiệu lực, quy trình tái đánh giá chứng nhận lặp lại tương tự như các bước trên.

Link tham khảo

  • Trending
  • Comments
  • Latest
lanh-dao-tao-de-che-khong-phu-thuoc.jpg

“Lãnh đạo là người tạo ra một đế chế không phụ thuộc vào mình”

4 May, 2025
Harland Sanders – Từ ý định tự tử đến thành công với đế chế gà rán KFC

Harland Sanders – Từ ý định tự tử đến thành công với đế chế gà rán KFC

27 April, 2025
Networking là gì? Giới thiệu 5 kỹ năng Networking

Networking là gì? Giới thiệu 5 kỹ năng Networking

24 February, 2025
“Giỏi – dở đâu phải do nhân sự, phần nhiều do Đào Tạo mà ra!”

“Giỏi – dở đâu phải do nhân sự, phần nhiều do Đào Tạo mà ra!”

4 May, 2025
Phần mềm vẽ quy trình Edrawmax một trong những phần mềm tốt nhất

Phần mềm vẽ quy trình Edrawmax một trong những phần mềm tốt nhất

2
Chào tất cả mọi người!

Chào tất cả mọi người!

0
Phần mềm vẽ sơ đồ tổ chức Edrawmax chuyên nghiệp bản chuẩn

Phần mềm vẽ sơ đồ tổ chức Edrawmax chuyên nghiệp bản chuẩn

0

Liệu lộ trình đào tạo có làm nhân sự giỏi lên và rời đi?

0
KHÔNG AI SINH RA ĐỂ GỒNG MÃI TRONG THINH LẶNG – KỂ CẢ NGƯỜI TỬ TẾ NHẤT

Thoát khỏi “cám dỗ khởi đầu” và duy trì mục tiêu dài hạn nhờ một thay đổi nhỏ trong cách làm việc

9 July, 2025
Đừng để người tử tế gồng mãi trong thinh lặng

KHÔNG AI SINH RA ĐỂ GỒNG MÃI TRONG THINH LẶNG – KỂ CẢ NGƯỜI TỬ TẾ NHẤT

9 July, 2025
ky-nang-kinh-doanh-thanh-cong

Doanh nhân không hơn ở may mắn, mà ở 4 kỹ năng kinh doanh vượt trội này!

28 May, 2025
Bí quyết buổi sáng tỉnh táo để ra quyết định tốt hơn

Muốn bắt đầu buổi sáng như một người sáng suốt nhất phòng họp? Hãy học cách… không làm gì

25 May, 2025
Trên đời này không có công việc nào là dễ dàng, nhàn hạ mà lại có thể nhanh chóng kiếm được nhiều tiền. Mọi hoạt động kiếm tiền đều phải xuất phát từ giá trị thật. Bạn trao giá trị càng lớn thì bạn sẽ nhận lại càng nhiều. Trên đời này có ai thành công mà chưa từng nếm mùi thất bại. Chỉ có bại mà không nản chí, bại mà không bỏ cuộc, bại mà dám đứng lên làm lại thì bạn mới xứng đáng được nếm mùi vị của thành công.

Copyright 2024 © Bản quyền nội dung thuộc về trantridung.net Web Design by Trantridung

No Result
View All Result
  • Home
  • Contact Us

© 2025 VietNamCoffeeMarket - All right reserved