Trần Trí Dũng Kiến Thức Quản Trị
  • Login
  • Trang chủ
  • Chương trình
  • Tin tức
  • Liên hệ
Subscribe
Trần Trí Dũng Kiến Thức Quản Trị
  • Trang chủ
  • Chương trình
  • Tin tức
  • Liên hệ
No Result
View All Result
Trần Trí Dũng Kiến Thức Quản Trị
No Result
View All Result
Home Kiến thức quản trị

Hệ thống sứ mệnh xác định sự khác biệt của thương hiệu

by trantridung.com
12 July, 2023
in Kiến thức quản trị
0
152
SHARES
1.9k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

[ad_1]

Hệ thống sứ mệnh xác định sự khác biệt của thương hiệu

Hệ thống sứ mệnh xác định sự khác biệt của thương hiệu được hiểu như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu với Dũng trong bài viết này nhé!

Nếu có dịp giao lưu, giao thương với một cộng đồng các chủ doanh nghiệp. Có lẽ đôi khi bạn sẽ bị sốc khi trong quá trình tìm hiểu. Các chủ doanh nghiệp có tầm khác sẽ không hỏi bạn doanh thu của bạn bao nhiêu. Họ cũng không quan tâm khách hàng của bạn đông không.

Mà họ sẽ hỏi:

Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu của doanh nghiệp bạn là gì?

Sứ mệnh doanh nghiệp phải tạo ra được giá trị sử dụng và trải nghiệm cảm nhận cho khách hàng

Thú thật là nếu bạn là một chủ doanh nghiệp đi lên từ nghề, rất giỏi chuyên môn. Hãy tạm gác chuyên môn của mình sang một bên, được chứ?

Hãy xem “Lãnh đạo”, “Quản trị”, “Điều hành”, hay tóm gọn “Làm doanh nghiệp” là một chuyên môn mới. Đây là điều mà bạn cần phải học.

Mà trong chuyên môn “Chủ doanh nghiệp”, Hệ thống Sứ mệnh là hệ thống đầu tiên trong 12 tầng hệ thống Tự động hóa doanh nghiệp.

1. Sứ mệnh của doanh nghiệp là gì?

Sứ mệnh của doanh nghiệp là gì?

Hình ảnh: Sứ mệnh của doanh nghiệp là gì?

Thật ra muốn hiểu rõ về sứ mệnh, thì nên có một vài viết chi tiết phân tích và so sánh sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp.

Nhưng vì thời lượng có hạn, PDCA vẫn sẽ nhắc tới khái niệm tầm nhìn, giá trị cốt lõi, nhưng không đi sâu để bạn có lượng kiến thức vừa đủ để tiếp thu mỗi ngày.

Sứ mệnh của doanh nghiệp là lý do để doanh nghiệp sinh ra và tồn tại, là nhiệm vụ lớn nhất mà doanh nghiệp phải thực hiện khi tồn tại, theo mong muốn của chủ doanh nghiệp.

Sứ mệnh của doanh nghiệp phải hướng tới việc giải quyết được vấn đề nào đó cho xã hội.

Ở đây, để theo đuổi định hướng tự động hóa cho doanh nghiệp vừa và nhỏ như sứ mệnh của PDCA,

Bạn cần có Hệ thống sứ mệnh.

Hệ thống sứ mệnh

Hệ thống sứ mệnh là tập hợp của các yếu tố có quan hệ mật thiết với nhau để mọi thành viên trong và ngoài doanh nghiệp có thể làm theo nội dung sứ mệnh đó.

Các yếu tố phải thực hiện để triển khai hệ thống sứ mệnh thành công, đó là:

    • Tuyên ngôn sứ mệnh
    • Phương pháp tuyên truyền sứ mệnh
    • Phương tiện tuyên truyền sứ mệnh

Sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp rất dễ nhầm lẫn với nhau, PDCA mạn phép so sánh một cách đơn giản như sau.

Tầm nhìn là mục tiêu, thành tựu, doanh nghiệp muốn đạt được, là tương lai công ty muốn trở thành, là cái đích doanh nghiệp muốn đi đến đâu.

Còn sứ mệnh là những giải pháp, làm như thế nào để đi được đến cái đích ở tầm nhìn, thông qua việc mang lại giá trị nào đó cho xã hội.

2. Vai trò của sứ mệnh doanh nghiệp

Vai trò của sứ mệnh doanh nghiệp

Hình ảnh: Vai trò của sứ mệnh doanh nghiệp

Một doanh nghiệp phát triển càng lớn càng phải nhận thức được trách nhiệm xã hội của mình đặc biệt là khi phát triển lên về quy mô và nhân sự.

Lúc đó doanh nghiệp rất cần một sứ mệnh rõ ràng hoặc là một hệ thống sứ mệnh hiệu quả.

Vì các lý do chính sau đây:


Một là, 

Sứ mệnh giúp chủ doanh nghiệp và nhân sự của doanh nghiệp biết được hoạt động kinh doanh của công ty có ý nghĩa như thế nào với bản thân mình và với xã hội.

Hai là, 

Sứ mệnh có vai trò giống như một lời hiệu triệu để tất cả mọi người trong doanh nghiệp, tất cả các đơn vị kinh doanh chiến lược, các bộ phận của doanh nghiệp cùng nhìn về một hướng. Điều đó tạo ra sức mạnh tinh thần tổng hợp của tất cả mọi người.

Ba là, 

Sứ mệnh có vai trò làm nền tảng, đồng thời là khởi nguồn để doanh nghiệp xây dựng và phát triển các hệ thống khác một cách bài bản.

Từ sứ mệnh bạn sẽ xây dựng được tầm nhìn, giá trị cốt lõi, văn hóa doanh nghiệp cần có là gì.

Xuất phát từ hệ thống tầm nhìn doanh nghiệp mới có nền tảng vững chắc để xây dựng hệ thống mục tiêu, hệ thống chiến lược, hệ thống kế hoạch.

Hệ thống báo cáo giúp kiểm soát được những kế hoạch đã đặt ra,… Và nhiều hệ thống khác nữa.

Nhưng dù là hệ thống nào trong 12 hệ thống, tất cả đều xuất phát từ sứ mệnh doanh nghiệp và hướng về sứ mệnh doanh nghiệp.

Bốn là,

Sứ mệnh giúp doanh nghiệp có sự nhất quán, sự tập trung trong mọi hoạt động, đặc biệt là hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm.

Năm là,

Xã hội sẽ dễ dàng nhận biết được doanh nghiệp này đại diện cho điều gì, “ra đời” vì mục đích gì, thay vì có định kiến giống như đa số các doanh nghiệp khác là sinh ra chỉ để kiếm tiền.

Sáu là,

Tạo ra thiện cảm đối với xã hội và khách hàng mục tiêu.

Từ việc có được thiện cảm của xã hội, khách hàng mục tiêu doanh nghiệp sẽ có nhiều lợi nhuận thuận lợi hơn nhiều cơ hội hơn cho công việc kinh doanh của mình

Bảy là,

Sứ mệnh tạo động lực xuyên suốt và được nuôi dưỡng theo thời gian cho lãnh đạo cán bộ và nhân viên trong doanh nghiệp.

Nếu bạn và đội ngũ của bạn làm việc vì tiền thì động lực sẽ từ tiền trở xuống.

Đội ngũ nếu đến với bạn vì tiền thì khả năng cao cũng sẽ vì tiền mà bỏ bạn ra đi. Những lúc doanh nghiệp gặp khó khăn, những lúc có ai khác đưa ra mức độ đãi ngộ tốt hơn, nhân sự trong doanh nghiệp sẽ bị dao động.

Vậy bạn và đội ngũ của bạn muốn có động lực vĩnh cửu thì phải theo đuổi một giá trị gì đó vĩ đại hơn.

Vậy bạn và đội ngũ của bạn muốn có động lực vĩnh cửu thì phải theo đuổi một giá trị gì đó vĩ đại hơn

Ý nghĩa của sứ mệnh doanh nghiệp

Nếu doanh nghiệp không có sứ mệnh. Thì tư duy của cán bộ nhân viên trong khi thực hiện các công việc hàng ngày sẽ không tốt. Họ thường bắt đầu bằng cách đi tìm câu trả lời cho câu hỏi làm như thế nào. Chứ thực tế không biết tại sao mình phải làm như vậy.

Thậm chí cho tới cuối cùng họ cũng không biết tại sao mình và công ty lại phải thực hiện công việc đó. Vì vậy theo thời gian nhân viên công ty không có động lực được nuôi dưỡng đủ lớn. Dẫn đến việc họ sẽ không lao động hết mình với công việc.

Ngược lại đối với doanh nghiệp có sứ mệnh rõ ràng, phù hợp. Thì toàn thể cán bộ nhân viên sẽ có lý do đủ lớn. Qua đó lao động hăng say chăm chỉ. Vì sứ mệnh là lý do mang tính xuyên suốt được củng cố và nuôi dưỡng theo thời gian.

Khi nhân sự đã thấm nhuần sứ mệnh doanh nghiệp. Thì khi đối mặt với một vấn đề, công việc, họ sẽ trả lời được rất rõ ràng câu hỏi tại sao tôi lại phải làm việc đó. Và vì sao công ty lại phải làm việc đó. Rồi từ đó mới đi trả lời câu hỏi làm việc như thế nào.

Tiếp theo họ sẽ chia các công việc lớn thành các công việc nhỏ hơn. Sau đó giao xuống các phòng ban cá nhân. Đó là lúc từng bước hiện thực hóa sứ mệnh của doanh nghiệp.

Một doanh nghiệp sẽ không thể tận dụng hết tiềm năng phát triển. Trong trường hợp họ thiếu đi sứ mệnh rõ ràng và hệ thống sức mạnh hiệu quả.

12 tầng hệ thống

Hình ảnh: 12 tầng hệ thống

Khóa học tự động hóa doanh nghiệp

Hình ảnh: Khóa học Tự Động Hóa Doanh Nghiệp

 

[ad_2]

Nguồn tham khảo

  • Trending
  • Comments
  • Latest
lanh-dao-tao-de-che-khong-phu-thuoc.jpg

“Lãnh đạo là người tạo ra một đế chế không phụ thuộc vào mình”

4 May, 2025
Harland Sanders – Từ ý định tự tử đến thành công với đế chế gà rán KFC

Harland Sanders – Từ ý định tự tử đến thành công với đế chế gà rán KFC

27 April, 2025
Networking là gì? Giới thiệu 5 kỹ năng Networking

Networking là gì? Giới thiệu 5 kỹ năng Networking

24 February, 2025
“Giỏi – dở đâu phải do nhân sự, phần nhiều do Đào Tạo mà ra!”

“Giỏi – dở đâu phải do nhân sự, phần nhiều do Đào Tạo mà ra!”

4 May, 2025
Phần mềm vẽ quy trình Edrawmax một trong những phần mềm tốt nhất

Phần mềm vẽ quy trình Edrawmax một trong những phần mềm tốt nhất

2
Chào tất cả mọi người!

Chào tất cả mọi người!

0
Phần mềm vẽ sơ đồ tổ chức Edrawmax chuyên nghiệp bản chuẩn

Phần mềm vẽ sơ đồ tổ chức Edrawmax chuyên nghiệp bản chuẩn

0

Liệu lộ trình đào tạo có làm nhân sự giỏi lên và rời đi?

0
KHÔNG AI SINH RA ĐỂ GỒNG MÃI TRONG THINH LẶNG – KỂ CẢ NGƯỜI TỬ TẾ NHẤT

Thoát khỏi “cám dỗ khởi đầu” và duy trì mục tiêu dài hạn nhờ một thay đổi nhỏ trong cách làm việc

9 July, 2025
Đừng để người tử tế gồng mãi trong thinh lặng

KHÔNG AI SINH RA ĐỂ GỒNG MÃI TRONG THINH LẶNG – KỂ CẢ NGƯỜI TỬ TẾ NHẤT

9 July, 2025
ky-nang-kinh-doanh-thanh-cong

Doanh nhân không hơn ở may mắn, mà ở 4 kỹ năng kinh doanh vượt trội này!

28 May, 2025
Bí quyết buổi sáng tỉnh táo để ra quyết định tốt hơn

Muốn bắt đầu buổi sáng như một người sáng suốt nhất phòng họp? Hãy học cách… không làm gì

25 May, 2025
Trên đời này không có công việc nào là dễ dàng, nhàn hạ mà lại có thể nhanh chóng kiếm được nhiều tiền. Mọi hoạt động kiếm tiền đều phải xuất phát từ giá trị thật. Bạn trao giá trị càng lớn thì bạn sẽ nhận lại càng nhiều. Trên đời này có ai thành công mà chưa từng nếm mùi thất bại. Chỉ có bại mà không nản chí, bại mà không bỏ cuộc, bại mà dám đứng lên làm lại thì bạn mới xứng đáng được nếm mùi vị của thành công.

Copyright 2024 © Bản quyền nội dung thuộc về trantridung.net Web Design by Trantridung

No Result
View All Result
  • Home
  • Contact Us

© 2025 VietNamCoffeeMarket - All right reserved